Cái ấn tượng đầu tiên đập vào mắt ta là một tô mỳ với đầy đủ sắc màu: màu trăng trắng của cọng mỳ nhỏ xinh, màu xanh mượt non mởn của rau sống, màu vàng rộm của bánh tráng, đậu phộng, màu đo đỏ của nước nhưng, tôm, cá hay thịt…Đó là giác quan là thị giác.
Giác quan thứ hai đó là khứu giác được đánh thức bởi mùi thơm sực nức của nước nhưng hội tụ đầy đủ hương vị của miền đất Quảng, của mùi chanh thơm phức, mùi bánh tráng nướng giòn hấp dẫn của những loại rau Quế nổi tiếng của đất Quảng thì hương vị tô mỳ càng thêm hấp dẫn gấp bội phần.
Giác quan thính giác và vị giác được khơi dậy lúc ta gắp một đũa mỳ cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp 1 ngụm nước lèo cho phát ra tiếng "soạt", cộng thêm cái giòn tan của bánh tráng khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Ăn mỳ Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nuớng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn. Giác quan vị giác, được coi là giác quan quyết định món ngon hay không. Tất cả các hương vị ngon ngọt, chua cay, mặn mà hòa quyện với nhau. Năm loại vị cơ bản trong ẩm thực Việt được xem như triết lý ngũ vị trong ẩm thực Việt cũng tuân thủ rất khéo triết lý âm dương ngũ hành trong quan niệm chung về con người và vũ trụ theo cách nghĩ thuần phác của người dân Việt. Và phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng. Mỳ Quảng mà để nguội sẽ mất ngon, lá mỳ sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt...
Giác quan cuối cùng đó là cảm nhận về món Mỳ Quảng mình vừa ăn xong có ngon không? Có quyết định ăn thêm tô thứ hai hay không?
Quán Trang : 441 Ông Ích Khiêm, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng
mì quảng Ếch gia truyền từ năm 1972